Trang chủ / Truyện nước ngoài
nguoi doc
 

Người đọc

Tác giả: Bernhard Schlink
Người dịch: Lê Quang
Nhà xuất bản: Phụ Nữ

Lời nói đầu

Bernhard Schlink bắt đầu sự nghiệp cầm bút với một loạt sách trinh thám – một kiểu “bệnh nghề nghiệp” của các luật gia vốn bị đòi hỏi phải có tư duy sắc bén và ngôn từ chính xác. Khi tiểu thuyết đầu tay Người đọc được hoàn tất năm 1995, tác giả của nó tiên đoán tương lai khá trắc trở ở Đức và một phần cũng muốn lôi kéo sự chú ý của Hollywood nên dự định cho đứa con tinh thần của mình ra đời ở Mỹ. Nhà xuất bản Diogenes (Thụy Sĩ) rốt cuộc cũng thuyết phục được ông cho phép in bằng tiếng Đức, thậm chí còn mua cả bản quyền chuyển thể thành phim. Không ai hoài nghi đang cầm một tác phẩm lớn trong tay, song cũng không ai dám nghĩ đến một ngày nào đó Người đọc sẽ được in trên 7 triệu cuốn bán khắp thế giới.

Ở thời điểm cuối thế kỷ 20, Thế chiến II đã lùi quá xa và xung đột giữa thế hệ có bàn tay vấy chàm của lớp trẻ hôm nay không còn bức xúc lắm nữa. Người đọc đe dọa trở thành một quả đấm giáo vô vị. Chưa kể đến mối liên quan giữa đề tài chết chóc trong trại tập trung phát xít với một câu chuyện đầy tình kiêng kỵ được kể từ một tầm nhìn mang nét tự sự của người viết là một mảng đề tài dễ bị độc giả nghi ngại.

Cần nhắc đến một hiện tượng mà người nào nhắc đến mà người nào sống ngoài xã hội Đức khó có thể tìm thấy sự cảm thông. Không thể tin nổi rằng ngày hôm nay, sau khi nước Đức của Hitler đã bị nhấn chìm trong khối lửa chiến tranh từ sáu thập kỷ mà bóng ma của quá khứ vẫn còn lảng vảng đâu đây. Một thế hệ cố bịt mắt bị tay để không muốn biết đến các ống khói lò thiêu người ngày đêm tỏa nóng, nay đứng trước thế hệ con cháu – với “sự may mắn do sinh sau đẻ muộn” (trích lời cựu thủ tướng Helmut Kohl) – đang xắn tay xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Và vô hình chung một vành móng ngựa được dựng lên để phán xét cha anh của chính mình – hiếm có đất nước nào có một lịch sử bị bạo lực gián đoạn và thống trị một cách buy lụy như nước Đức. Trong cặp mắt của nhân loại, bên cạnh một dân tộc Đức với những con người kiệt xuất như kant và Hegel, Goethe và Heine, Einstein và Roentgen… sẽ vĩnh viễn tồn tại một giai đoạn lịch sử Đức đi liền với cuộc hủy diệt dân tộc Do Thái, ý thức hệ kỳ thị chủng tộc và ngòi nổ cho cuộc chiến tranh cướp đi hàng triệu sinh mạng ở mọi châu lục.

Bernhard Schilink không đi sâu vào đề tài ngày xưa, mà mổ xẻ những xung đột rất con người trong nổ lực hàn gắn vết thương chưa thành sẹo. Như đã nói, ông xuất thân từ nghề luật, nhưng cũng có thể vì vậy mà ngôn ngữ của ông đặc biệt sắc bén và khô lạnh. Dù ông chưa bao giờ cải chính hay công nhận, ở Đức luôn lơ lửng câu hỏi, có bao nhiêu phần trăm tự thuật nằm trong tác phẩm này. Dù thế nào, Người đọc là một thành công vang dội và không phải ngẫu nhiên được đưa vào chương trình dạy văn ở trường phổ thông Đức.

Việt Nam có một quá khứ chia cắt hàng thập kỷ tương tự như nhát dao cứa nước Đức thành hai miền Đông Tây, cho dù hôm nay các di chứng chiến tranh ít nhìn thấy bằng mắt thường thì các xáo trộn xã hội không thể ngày một ngày hai mà trở lại bình lặng. Người đọc cảnh báo bằng một ngôn ngữ riêng, rằng hãy biết cách nâng niu và quý trọng những giá trị nhân bản trong cuộc sống.

Frankfurt, tháng Tư 2006
R. Fettin-Mackensen

Tải về

http://www.mediafire.com/?iyd0nemwmdz

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc